Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Central Bank – Ngân hàng trung ương trong nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, Central Bank còn có tác động mạnh mẽ lên biến động của thị trường Forex. Vậy Central Bank – Ngân hàng trung ương là gì? Cùng Investo khám phá chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Central Bank – Ngân hàng trung ương là gì ?
Central Bank – Ngân hàng trung ương (NHTW) còn được gọi là Ngân hàng dự trữ hay Cơ quan hữu trách về tiền tệ) là tổ chức chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia hay phạm vi lãnh thổ. NHTW có trách nhiệm thực hiện các chính sách điều chỉnh tiền tệ.
Central Bank hay NHTW được thành lập với mục đích ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lãi suất, ổn định lương cung ứng tiền tệ và cứu các ngân hàng thương mại (NHTM) khỏi nguy cơ bị phá sản.
Đa phần, các Central Bank – NHTW sẽ chịu sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn có một số mức độ nhất định độc lập với Chính phủ.
Hai chức năng cơ bản nhất mà các Central Bank thực hiện gồm:
- Ngân hàng của quốc gia
- Quản lý vĩ mô các hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng (NH)
Ngân hàng trung ương là gì? Khái niệm Ngân hàng trung ương Central Bank là gì?
Lịch sử ra đời và phát triển của Central Bank
NHTW Central Bank ra đời chính thức đầu tiên ở châu Âu vào thế kỷ 17. Khi ấy, tuy rằng các tờ cam kết thanh toán (Promises to Pay) đã được sử dụng rộng rãi như những biểu hiện của giá trị ở cả Châu Á và Châu Âu, song tiền mặt vẫn được lưu hành chủ yếu ở dạng vàng và bạc.
Lịch sử ra đời và phát triển của Central Bank là gì?
Từ khi các quốc gia nhận ra sức mạnh của hàng hoá xuất khẩu và lợi ích của việc nhập khẩu, khái niệm kinh tế đã thay đổi cách vận hành của thế giới. NHTW – Central Bank được ra đời một cách tự nhiên vì kiểm soát nhu cầu giá trị của tiền.
Riksbank (Bank of Sweden) – NH Thuỵ Điển là NHTW đầu tiên ra đời năm 1668 với sự giúp đỡ của các doanh nhân Hà Lan. Năm 2018, Riksbank đã kỷ niệm 350 năm ngày thành lập NHTW này.
Lịch sử ra đời NHTW là gì? NHTW Riksbank Bank of Sweden
Những ngân hàng trung ương lớn thế giới
- FED (Federal Reserve System): Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hay NHTW của Hoa Kỳ. FED được thành lập ngày 23/12/1912 và được coi như một “cỗ máy in tiền” có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu.
- BoJ (Bank of Japan): NHTW Nhật Bản lần đầu tiên phát hành tiền tệ vào năm 1885. BoJ có trụ sở tại Tokyo, chịu trách nhiệm phát hành, điều tiết tiền tệ và chứng khoán kho bạc, điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính Nhật Bản.
- ECB (European Central Bank): NHTW Châu Âu được thành lập vào năm 1998. ECB có nhiệm vụ thực thi, điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung Euro.
- RBA (Reserve Bank of Australia): NH quốc gia Úc được thành lập năm 1960 sau khi Đạo luật Ngân hàng Dự trữ Úc năm 1959 truất bỏ chức năng NHTW của Ngân hàng Liên bang Úc và giao cho NH Trữ kim
- PBoC (People’s Bank of China): NH Nhân dân Trung Quốc được thành lập vào ngày 1/12/1948. PBoC là NHTW của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, ghi nhận lượng tài sản tài chính nhiều hơn bất cứ định chế tài chính công cộng nào.
- BoE (Bank of England): NHTW Vương Quốc Anh và cũng là NHTW lâu đời thứ hai trên thế giới, được thành lập vào năm 1694.
- BoC (Bank of Canada): NHTW Canada được thành lập theo Đạo luật Ngân hàng Canada năm 1934.
Những NHTW Central Bank lớn thế giới
Ngân hàng thanh toán quốc tế – BIS
Ngân hàng thanh toán quốc tế – The Bank for International Settlements (BIS) là tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương hay còn được coi là NHTW của các NHTW trên thế giới, được thành lập theo Hiệp ước Hague.
Một số thông tin cơ bản về NH thanh toán quốc tế BIS:
-
- Năm thành lập: Năm 1930
- Trụ sở chính: Tại Basel, Thuỵ Sĩ.
- Nhiệm vụ:
-
- Giám sát mọi hoạt động chuyển tiền trên toàn thế giới
- Cung ứng các dịch vụ NH nhưng chỉ cho NHTW hoặc các tổ chức quốc tế tương tự nó.
- Đảm bảo các chính sách tiền tệ của từng khu vực sẽ được thực thi theo đúng kế hoạch và lộ trình.
- Phối hợp hoạt động với các NHTW Central Bank thông qua các kỳ họp thường xuyên. Các phiên họp thường thảo luận về các vấn đề và chính sách mang tính toàn cầu nhưng đôi khi, họ cũng thảo luận về các vấn đề mang tính chất địa phương.
Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS)
Chức năng của ngân hàng trung ương
Là một bộ phận cơ quan quyền lực của Nhà nước, Central Bank trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý và lưu thông tiền tệ (đưa ra những chính sách điều chỉnh tiền tệ), bao gồm ba chức năng chính sau:
Chức năng, vai trò của ngân hàng trung ương Central Bank
Chức năng phát hành tiền của ngân hàng trung ương
Central Bank được giao trọng trách độc quyền phát hành tiền theo các quy định trong luật hiện hành và đã được chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo sự thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia.
Tác động
Đồng tiền do Central Bank phát hành là đồng tiền lưu thông hay phương pháp thanh toán hợp pháp duy nhất, mang tính chất cưỡng chế lưu hành. Do vậy, người dân không có quyền từ chối nó trong thanh toán. Chính vì thế, chức năng độc quyền phát hành giấy bạc của Central Bank tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của một quốc gia.
Quy định
- Để cho giá trị đồng tiền được ổn định, việc phát hành tiền phải tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt.
- Chỉ được phép phát hành tiền giấy vào lưu thông khi được đảm bảo bằng trữ kim hiện hữu nằm trong kho của Central Bank.
Chức năng của Ngân hàng trung ương phát hành tiền
Hạn chế
- Sự thiếu linh hoạt khi yêu cầu phải có vàng đảm bảo để phát hành tiền giấy.
- Yêu cầu đảm bảo bằng vàng dần bị nới lỏng và bác bỏ, thay vào đó đảm bảo bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ.
Các chức năng khác có liên quan
- Quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng được tạo ra từ NHTM bằng lãi suất chiết khấu, quy chế dự trữ bắt buộc,…
- Thực thi các chính sách tiền tệ
- Đảm bảo ổn định giá trị đối nội, đối ngoại của một đồng bảng tệ.
Chức năng phát hành tiền của Ngân hàng trung ương Central Bank
Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng
Central Bank không trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh tiền tệ, tín dụng với các chủ thể trong nền kinh tế mà chỉ thực hiện các nghiệp vụ với những đơn vị ngân hàng trung gian. Trong đó, bao gồm các hoạt động sau:
Mở tài khoản và nhận tiền gửi từ các Ngân hàng thương mại
Central Bank nhận tiền gửi từ các NH trung gian dưới hai dạng sau:
- Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Là khoản tiền dự trữ mà các NH trung gian bắt buộc phải gửi tại Central bank để đảm bảo khả năng chi trả của đơn vị này trước những nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng.
- Tiền gửi thanh toán: Là khoản tiền gửi tại Central Bank mà NH trung gian phải duy trì thường xuyên cho các nhu cầu chi trả trong thanh toán với các NH khác trong cùng hệ thống hoặc để đáp ứng các nhu cầu giao dịch với NHTW.
Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ mở tài khoản và nhận tiền gửi từ các NHTM
Cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian
- Đảm bảo đủ phương tiện thanh toán cần thiết cho nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định: Central Bank cấp tín dụng cho NH trung gian dưới hình thức tái chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn do các NH trung gian nắm giữ.
- Điều tiết lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu từ chính sách tiền tệ: Việc này được Central Bank thực hiện thông qua nghiệp vụ cấp vốn và lãi suất tín dụng.
- Đảm bảo hệ thống NH hoạt động một cách an toàn: Central Bank thực hiện vai trò quan trọng này thông qua việc cấp tín dụng dưới tư cách “Người cho vay cuối cùng” của các NH. Trong một số trường hợp, Central Bank có thể cung cấp các khoản tín dụng không hạn chế để kéo NH đó khỏi nguy cơ sụp đổ.
Chức năng của ngân hàng cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian
Là trung tâm thanh toán bù trừ cho hệ thống ngân hàng trung gian
Vì các ngân hàng trung gian đều mở tài khoản và ký gửi các khoản tiền dự trữ bắt buộc, dự trữ vượt mức tại NHTW nên các ngân hàng này có thể thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua Central Bank thay vì các khoản thanh toán trực tiếp với nhau. Khi này, Central Bank có chức năng như một trung tâm thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng trung gian
Chức năng ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán bù trừ cho hệ thống ngân hàng trung gian
Central Bank là ngân hàng của chính phủ
Central Bank là ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước, được thành lập và thực thi theo pháp luật. NHTW vừa thực hiện các chức năng quản lý về mặt Nhà nước trên các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, vừa thực thi các nhiệm vụ ngân hàng của Chính phủ với các nghiệp vụ chủ yếu sau:
Central Bank là cơ quan quản lý các hoạt động của hệ thống ngân hàng về mặt Nhà nước thông qua pháp luật
- Xem xét, cấp hoặc thu hồi các giấy phép hoạt động đối với những NHTM và các đơn vị tổ chức tín dụng.
- Đưa ra quy định các thể chế nghiệp vụ, các hệ số an toàn trong quá trình hoạt động của các NHTM và các đơn vị tổ chức tín dụng.
- Thực thi kiểm soát tín dụng thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc và cơ chế tái cấp vốn.
- Kiểm soát và thanh tra các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng thông qua việc áp dụng các chế tài trong những trường hợp vi phạm pháp luật, nhằm đảm bảo cho các hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, ổn định và có hiệu quả.
- Quyết định đình chỉ hoạt động hoặc thực hiện giải thể đối với các đơn vị NHTM và các tổ chức tín dụng trong trường hợp các chủ thể này không còn khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật.
Vai trò Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý các hoạt động của hệ thống ngân hàng
Central Bank phải có trách nhiệm đối với Kho bạc Nhà nước
- Mở tài khoản, nhận và chi trả tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức thanh toán cho Kho bạc Nhà nước trong quan hệ thanh toán đối với các đơn vị Ngân hàng trung gian.
- Bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại hối và các chứng từ có giá.
- Cho Nhà nước vay trong những trường hợp cần thiết
- Làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước, chịu trách nhiệm trong một số nghiệp vụ
Central Bank phải có trách nhiệm đối với Kho bạc Nhà nước
Central Bank đại diện cho Chính phủ trong quan hệ với Nhà nước trên các lĩnh vực tín dụng, tiền tệ và ngân hàng
- Thực hiện ký kết các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng theo sự uỷ quyền của Chính phủ.
- Đại điện cho Nhà nước tại các đơn vị tổ chức tài chính quốc tế mà nước đó là thành viên như WB (Ngân hàng thế giới), IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế),..
- Thực thi các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương – chính sách kinh tế vĩ mô. NHTW sử dụng các công cụ để điều tiết và kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông để đảm bảo sự ổn định giá trị tiền tệ, công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Central Bank đại diện cho Chính phủ trong quan hệ với Nhà nước
Ảnh hưởng của ngân hàng trung ương trên thị trường Forex
- Định hướng thị trường Forex: Central Bank – NHTW đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nguồn cung tiền tệ, điều này có nghĩa là chính sách tiền tệ của Central Bank hay việc thực hiện chính sách tài khoản của NHTW có thể định hướng thị trường Forex.
- Rút ngắn tiền tệ: Một trong những nhiệm vụ chính của Central Bank là ấn định lãi suất hay còn gọi là chi phí sử dụng tiền tệ. Do đó, khi NHTW thay đổi lãi suất, thị trường lãi suất và cả thị trường Forex đều bị ảnh hưởng. Các trader tin rằng Central Bank sẽ tạo ra một giao dịch lâu dài có lợi cho một đồng tiền nào đó khi chu kỳ tăng lãi suất sắp bắt đầu và sẽ xem xét việc rút ngắn tiền tệ.
Ví dụ: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giữ lãi suất gần bằng 0 cho đến khi nền kinh tế vượt qua ảnh hưởng từ Đại dịch Covid 19. Các nhà hoạch định chính sách của FED cho biết sẽ nâng lãi suất ở thời điểm hiện tại và có ý định giữ lãi suất ở mức thấp nhất thêm một thời gian, ít nhất cho đến khi tin rằng nền kinh tế đã vượt qua các ảnh hưởng, đi đúng hướng và đảm bảo đạt tối đa mục tiêu của Uỷ ban về việc làm và ổn định giá cả.
Dưới tác động của những quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ kéo dài chưa từng có trong lịch sử Cục Dự trữ Liên bang FED này, tỷ giá của đồng USD liên tục giảm trong thời gian dài.
Mrs.Bích Thủy
☎ Hotline (zalo) : 09043 59 559 – 0914 051 216
Đăng ký www.dautuforex.vn và www.chienluocgiaodich.com để nhận các bản tin phân tích thị trường sớm nhất
Bạn muốn tham gia đầu tư với số vốn ít
đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/DjHIyKI99MEyfmSm2
Bạn muốn mở tài khoản giao dịch DEMO
đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/cYFFoxgcdo0AlrbU2
Bạn muốn tham gia các khóa đào tạo đầu tư
đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/QXJzZP7OpkRut6cO2
bạn muốn nhận robot giao dịch tự động
Đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/QIH523Fos1Mg1IA33
Bạn muốn đầu tư Binary Options kiếm tiền từng phút
đăng ký tại đây ➡https://goo.gl/forms/QXJzZP7OpkRut6cO2
Bạn muốn tham gia khóa đào tạo về Coin miễn phí
đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/gBhJS3S3iw8kcEoN2
Bạn muốn nhận các tín hiệu giao dịch
đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/lnl6jUbdKYN89Qk32
Bạn muốn nhận bộ tài liệu và sách Forex
đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/XCulwwBnwXFHtOuF2
Bạn muốn tìm hiểu về các loại coin
Đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/GEiTiSMvUogrZUUW2
Bạn muốn tham gia khóa học forex miễn phí hàng tuần
Đăng ký tại đây ➡ https://forms.gle/Dpdzs4YMsTgcvjTZ9
Tag : Đầu tư forex, đầu tư ngoại hối, cách đầu tư forex, phương pháp đầu tư forex, mở tài khoản giao dịch forex, forex là gì, đầu tư forex như thế nào, kinh nghiệm đầu tư ngoại hối, kinh nghiệm đầu tư forex, chiến lược giao dịch forex, phương pháp giao dịch forex, hệ thống giao dịch forex hiệu quả, khóa học forex miễn phí, học forex miễn phí, đầu tư forex bằng robot, robot giao dịch forex, robot forex, ea forex, Chơi forex, sàn forex, cách chơi forex, sàn forex uy tín, sàn giao dịch forex, có nên chơi forex, hướng dẫn chơi forex, sàn forex quốc tế, cách chọn sàn forex.